Chọn dịch vụ hosting miễn phí nào cho podcast

Với những ai mới bắt đầu với podcast và chưa định hướng podcast hơn là một thú vui sau những công việc chính thì đầu tư vào một dịch vụ hosting mệnh giá theo đồng đô la có vẻ hơi thiếu thực tế. Vì thế bài blog này sẽ tổng hợp tất cả những dịch vụ miễn phí để bạn cân nhắc sử dụng cho podcast của mình.

Giá mà có thể đăng podcast thẳng lên Apple podcasts hay Spotify như với Youtube video thì thật dễ dàng biết bao nhiêu. Tuy nhiên, podcast lại không hoạt động như thế mà cần một dịch vụ hosting để lưu trữ và phát podcast tới các ứng dụng nghe. Điều này mình đã giải thích rõ trong tập Đăng tải podcast trên Apple Podcasts, Spotify và các ứng dụng khác . Với những ai mới bắt đầu với podcast và chưa định hướng podcast hơn là một thú vui sau những công việc chính thì đầu tư vào một dịch vụ hosting mệnh giá theo đồng đô la có vẻ hơi thiếu thực tế. Vì thế bài blog này sẽ tổng hợp tất cả những dịch vụ miễn phí để bạn cân nhắc sử dụng cho podcast của mình.

Hosting kiếm tiền ra sao nếu cung cấp dịch vụ miễn phí?

Thực tế là không hẳn tất cả những hosting trong bài này đều miễn phí hoàn toàn. Đa phần những công ty này muốn có thêm khách hàng và khuyến khích những podcaster mới sử dụng dịch vụ của họ. Vì vậy họ đưa ra giới hạn về thời gian hoặc bandwith (băng thông) đủ cho những người mới thử sức với ngành này có thể tạo đủ content để quyết định có nâng cấp lên bước chuyên nghiệp hơn hay không. Có thể kể đến như Buzzsprout: giới hạn thời gian và Podmomatic: giới hạn lượng băng thông.

Cách kiếm tiền lớn nhất của những hosting này phải kể đến khả năng thu tiền từ quảng cáo. Theo thông tin từ Podcast Playbook do tổ chức doanh nghiệp quảng cáo Interactive Advertising Bureau thì 63% người nghe podcast mua sản phẩm sau khi nghe quảng cáo trên podcast. Nhưng dù sao thì con số này còn xa vời với Việt Nam nên mình tạm gác lại ở đó, chỉ thấy may mà nhờ đó chúng ta có thể tìm các dịch vụ hosting miễn phí hoặc phí thấp do cạnh tranh giữa những công ty này.

Nguồn: https://www.marketingweek.com/untapped-potential-podcast-advertising/

Những dịch phụ hosting miễn phí phổ biến nhất

  1. Anchor
  2. Buzzsprout
  3. Spreaker
  4. Acast
  5. Podbean

Mình sẽ xem xét những hosting này ở những điểm chính:

  • Dung lượng lưu trữ: có thể được đo bằng giờ; Megabyte (MB);
  • Bandwith – Dung lượng băng thông
  • Số lượng podcast: trong trường hợp bạn có hơn 1 kênh podcast thì host trên cùng 1 dịch vụ sẽ tiết kiệm thời gian quản lý hơn
  • Statistics: tính năng phân tích số liệu từ lượt nghe
  • Monetization: Khả năng kiếm tiền cho người dùng dịch vụ
  • Recording tool – Công cụ hỗ trợ thu âm và sản xuất: một số dịch vụ hosting có đi kèm app thu âm của họ. Như vậy cũng khá tiện với những người mới vì sẽ không phải dùng một phần mềm riêng cho chỉnh sửa âm thanh trong khi các app của hosting lại đi thẳng vào phục vụ cho podcast nên khá đơn giản và tiện lợi.
  • Website host: Một số hosting có đi kèm website miễn phí, nghĩa là khi bạn host podcast của mình trên đó thì tự động một trang web được tạo cho podcast của bạn và bạn không phải trả phí hosting cho website nữa.

Hầu hết các hosting bây giờ đều có chế độ 1-click distribution, nghĩa là sẽ tự động kết nối và gửi RSS feed cho show của bạn tới các podcast directories (ví dụ: Apple podcasts, Spotify, Google podcasts) nên mình không cho vào làm một tiêu chuẩn để đánh giá, nhưng khi chọn hosting bạn cũng nên tìm thông tin này trong các tính năng của họ.

1. Anchor

Anchor xuất phát là một app sản xuất và đăng tải podcast (trên platform của họ) dành cho những người chơi không chuyên với podcast. Nó gần giống như một social network mà mọi người đăng các file âm thanh và các podcaster và người nghe có thể kết nối với nhau trong app này. Phải nói rằng đây là một ý tưởng thông minh vì thời điểm đó chưa có những ứng dụng làm được điều này, chính vì thế nó đã được Spotify mua khi công ty này nhìn thấy tiềm năng của ngành podcast. Kể từ thời điểm đó thì Anchor phát triển và thay đổi rất mạnh, không còn là sân chơi của dân không chuyên nữa.

  • Dung lượng lưu trữ: Không giới hạn
  • Bandwith: Không giới hạn
  • Số lượng podcast: 1
  • Statistics: Có
  • Monetization: Chỉ mới có ở Mỹ
  • Recording tool: Anchor app cho cả Android và iOS
  • Website host: Không
  • Giá thành: FREE hoàn toàn

Điểm cộng so với mặt bằng chung:

Ngoài điểm cộng rõ nhất rằng đây là hosting duy nhất miễn phí hoàn toàn thì điểm cộng lớn nhất của Anchor phải nói tới các tính năng trên app của nó. 1 ứng dụng tất cả trong một, từ khâu sản xuất tới lúc xuất bản. App này gồm: Thu âm; mix các file âm thanh của các podcast segments; Gọi điện và thu âm cuộc gọi với người dùng Anchor khác; Voice message: Người nghe có thể gửi tin nhắn với độ dài 60 giây tới podcaster.
Chính vì điểm cộng này mà mình hay khuyên các bạn mới tham gia vào podcast nên thử dùng Anchor.
Vì thuộc Spotify nên người dùng Anchor hứa hẹn được tiếp cận kho nhạc của Spotify nhưng chưa áp dụng trên toàn Thế giới.

Điểm hạn chế:

  1. Mình nghĩ hạn chế lớn nhất là khả năng kiếm tiền với Anchor. Hiện nay có nhiều kênh giúp podcaster kết nối với dịch vụ để nhận đưa quảng cáo vào show của họ và các kênh này sẽ có kết nối với các hosting để nhận phân tích lượt nghe và quy đổi thành thu nhập cho các podcaster. Tuy nhiên với Anchor thì chưa có sự hỗ trợ này. Giải pháp là bạn vẫn có thể gửi hình chụp màn hình để báo lượt nghe cho khách hàng, nhưng vì Anchor là một hosting miễn phí và có nhiều hoài nghi khó nhận được sự tin tưởng từ khách hàng.
  2. Anchor đang cố gắng bổ sung nhiều tính năng phân tích lượt nghe nhưng với những podcast muốn tăng trưởng thì còn thiếu sót thông tin.

2. Buzzsprout

Là hosting được xướng tên nhiều nhất với hơn 10 năm hoạt động.

  • Dung lượng lưu trữ: 2 giờ/tháng.
    Nhưng các tập được lưu 90 ngày chứ không vô thời hạn
  • Bandwith: Không
  • Số lượng podcast: 1
  • Statistics: Có Advanced Stats như các gói trả tiền khác
  • Monetization: Có
  • Recording tool: Không
    Nhưng có hỗ trợ ID3 tags và chỉnh âm thanh có trả phí thêm
  • Website host: Có
  • Giá thành: Từ $12/tháng cho gói trả phí

Điểm cộng so với mặt bằng chung:

Có tính năng điều chỉnh âm lượng và nhận nhiều file âm thanh khác nhau chứ không chỉ .wav và .mp3. Tích hợp những tính năng mà các podcaster cần như ID3 tags, transcription và có bảng phát âm thanh (embed audio player) thông minh. Ngoài ra, bạn có thể trả tiền để hậu chỉnh sửa âm thanh, như thêm filter trên các app chỉnh ảnh vậy.
Buzzsprout cho phép bạn dùng các công cụ kiếm tiền kể cả với gói miễn phí.

Điểm hạn chế:

Có thể thấy ngay là lưu lượng cho phép với gói miễn phí khá thấp, đã vậy còn có giới hạn thời gian hosting, vậy nghĩa là khả năng người dùng miễn phí phải nâng cấp gói khá nhanh nếu muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ này.

3. Spreaker

Là hosting mình đang dùng cho Làm Podcast với The Blue Expat Spreaker có các gói giá thành khá hợp lí và nhất là host nhiều trang podcast cùng lúc. Mình có hơn 1 kênh podcast nên cũng muốn thử xem như thế nào.

Spreaker thuộc nhà iHeart radio nổi tiếng ở Mỹ và nằm trong số những hosting được Apple podcasts khuyên dùng để kết nối podcast với trang của họ.

  • Dung lượng lưu trữ: 5 giờ / 500MB / max 15 phút 1 tập podcast / max 10 tập
  • Bandwith: Không giới hạn
  • Số lượng podcast: Không giới hạn
  • Statistics: Chỉ có lượt nghe và download
  • Monetization: Không
  • Recording tool: Không
    Công cụ này khá tốt, lại còn có livestream, phần mềm thu âm cuộc gọi trực tiếp tích hợp vào Skype nhưng không dành cho người dùng miễn phí
  • Website host: Không
  • Giá thành: Từ $7/tháng cho gói trả phí (Có hỗ trợ đặt Ads)

Điểm cộng so với mặt bằng chung:

Spreaker cho phép bạn có bao nhiêu podcast cũng được kể cả với free plan. Spreaker cũng có một ứng dụng để thu âm và mix. Đặc biệt nữa là Spreaker có Live stream app và cả chatbox nên rất phù hợp với ai muốn kết hợp live stream và kết nối với người nghe.

Mặc dù cho phép có nhiều kênh podcast cho duy nhất một tài khoản sử dụng, Spreaker có giá thành rất phải chăng, lại có nhiều sự lựa chọn. Sau khi đặt trên bàn cân giữa Buzzsprout và Acast về gía thành để nâng cấp sau này và các tính năng cho phép kể cả với những gói giá thành thấp thì mình chọn Spreaker.

Spreaker package price list
Bảng giá các gói trên Spreaker

Điểm hạn chế:

Số liệu của podcast rất hạn chế: chỉ có lượt download và lượng người nghe theo ngày, nếu bạn muốn được phân tích thêm thì phải nâng cấp từ gói Broadcaster với giá $20/tháng.

4. Acast

Acast là lựa chọn của những Nhà Xuất Bản, những báo đài, điển hình có thể nói tới The BBC, The Economics, The Guardian, và vnexpress của chúng ta 😀

  • Dung lượng lưu trữ: Không giới hạn
  • Bandwith: Không giới hạn
  • Số lượng podcast: 1
  • Statistics: Basic
  • Monetization: Không
  • Recording tool: Không
  • Website host: Có
  • Giá thành: Từ $14.99/tháng cho gói trả phí

Điểm cộng so với mặt bằng chung:

Một hosting chuyên nghiệp mà lại miễn phí không giới hạn dung lượng lẫn thời gian thì quá tốt phải không nào? Ngoài ra với gói miễn phí bạn cũng có thể sử dụng website hosting và embeded player.

Điểm hạn chế:

Nếu để nâng cấp lên các gói tích hợp nhiều tính năng hơn thì giá thành khá cao: $14.99/tháng với annual plan (trả nguyên 1 năm) còn theo tháng thì $25/tháng.

5. Podbean

Podbean cũng là hosting có nhiều dịch vụ đi kèm, một app nghe podcast, app ghi âm podcast, dịch vụ livestream mà người nghe có thể goi và đặt câu hỏi với podcaster.

  • Dung lượng lưu trữ: 5 giờ Dung lượng tối đa, tương đương 500MB lưu trữ.
  • Bandwith: 100GB
  • Số lượng podcast: 1
  • Statistics: Basic
  • Monetization: Không
  • Recording tool: Không Có cả Livestream app nhưng chỉ dành cho gói Business
  • Website host: Có
  • Giá thành: Từ $9/tháng cho gói trả phí (Có hỗ trợ đặt Ads)

Điểm cộng so với mặt bằng chung:

Podbean cung cấp nhiều quá nhiều công cụ để bạn không phải ngó nghiêng nơi nào khác nữa. Podbean cũng là một trong những podcast directories có nhiều người sử dụng nên khi bạn đăng lên đây thì podcast của bạn cũng được đăng thẳng tới ứng dụng nghe của họ. Có thể nói nó như một Anchor nhưng bạn có nhiều công cụ hơn và an tâm với việc liệu podcast của mình có bị sở hữu bởi công ty hosting không như Anchor.

Điểm hạn chế:

Với hạn chế về lượng băng tần thì khá khó để những người mới với podcast có thể tính toán là đến bao giờ thì mình bị vượt ngưỡng của gói miễn phí.

Vậy bạn chọn podcast host nào?

Mỗi hosting có những điểm mạnh và hạn chế riêng, nhất là khi mới bắt đầu và chưa muốn đầu tư quá nhiều thì hy vọng bạn sẽ có những gợi ý để cân nhắc lựa chọn một dịch vụ phù hợp. Tất cả những hosting này đều cho phép dùng thử nên bạn cũng không lo phải ‘gắn kết’ với một dịch vụ nào cố định.

Comment bên dưới cho mình biết lựa chọn và thắc mắc của bạn nhé!
Happy Podcasting!

Những đường link trong bài KHÔNG phải affiliate link, nếu bạn thấy chia sẻ của Po hữu ích và muốn mời ly nước để cảm ơn, hãy tới Buy me a coffee Chân thành cám ơn bạn.

Gửi bình luận

Podcast episodes

Bài viết cùng chủ đề