Phần mềm phỏng vấn, mua nhạc, mua mic cho người mới Làm podcast

Nghe podcast trên

Mua mic nào cho người mới làm podcast ? (mà không muốn đầu tư quá nhiều)
Tìm nhạc để dùng trong podcast ở đâu mà không quá đắt?
Nếu muốn thu podcast dạng phỏng vấn thì sử dụng phần mềm nào?

Đây là ba câu hỏi mà mình không biết nhấn bao nhiêu chữ “rất” trước từ phổ biến nhất cho đủ! Và một lần nữa mình lại nhận được câu hỏi này từ chị Diệu Huyền của kênh Huyền Expat.

Trong số podcast này Po sẽ trả lời cụ thể, với một đáp án cho mỗi câu hỏi, vì thiệt sự là không mấy người chịu đọc và nghiên cứu theo gợi ý của mình đâu huhu.

Phần mềm thu podcast phỏng vấn

Sau nhiều thử nghiệm, công cụ để thu podcast phỏng vấn từ xa mình yêu thích và tin dùng là Zencastr

Đây là phần mềm gọi điện thiết kế cho podcast nên có những điểm mạnh như: thu thành các track riêng, dễ dàng edit hơn sau đó, không giới hạn thời gian, có thu video, v…v… Đặc biệt là vẫn đang miễn phí cho các podcasters.

Mình cũng chia sẻ về phần mềm này trong bài đăng Top 5 công cụ làm podcast. Theo dõi IG: @lampodcast_vn để theo dõi những tips trong podcast.

Nhạc sử dụng trong podcast

Po mua nhạc cho podcast Sinh ra từ ngõ và kênh Làm podcast này tại Pond5 .com và Arches audio .com

Ngoài ra, trong số podcast mình có nhắc tới Epidemicsound – trang mua nhạc bằng cách trả phí hàng tháng và không giới hạn lượng nhạc tải về; và FMA – Free Music Archive – như tên gọi của nó, kênh này miễn phí.

Bạn nên theo dõi bài viết tổng hợp (được cập nhật thường xuyên) để tìm nhạc phù hợp cho mình: Tìm nhạc cho podcast ở đâu

Mua microphone nào nếu không có ý định làm podcast lâu dài

Microphone Po gợi ý trong số này là Audio-Technica AT2020. Chiếc mic này không hẳn là rẻ, giá tầm trung, khoảng 2 triệu VNĐ. Tuy nhiên, chúng lại được nhiều người ưa dùng, trong trường hợp bạn ngưng làm podcast, bạn vẫn có thể tìm để bán lại thay vì mua một chiếc mic rẻ rồi sau đó bỏ xó sẽ lãng phí hơn.

Khi tìm mic, bạn nên có những tiêu chuẩn để tìm kiếm nhanh hơn, ví dụ như:

  • dây cắm usb sẽ dùng được với laptop thay vì phải qua bộ lọc âm thanh
  • mic loại Cadoid: thu tiếng nhọn. Những chiếc mic này sẽ hút những âm thanh trực diện với nó nhiều hơn là diện rộng, sẽ tránh được tiếng trong không gian không cần thiết (background noise).
  • có tích hợp: pop filter (tránh tiếng nổ khi phát âm vần p, s)
  • có chân đế, như vậy bạn sẽ không cần mua boom arm (tay treo) hoặc mic stand (chân đế). Nếu không vừa thu vừa cầm mic sẽ khiến tiếng thu vào kém ổn định.

Để tìm hiểu thêm về mic và tham khảo hai chiếc mic mà Po sử dụng, bạn có thể xem bài viết (có kèm video) Nên chọn microphone nào để thu Podcast? [VIDEO] của mình.

Hy vọng những câu trả lời ở trên đã giải đáp nhiều thắc mắc cho bạn khi bắt đầu kênh podcast.

Để gửi câu hỏi về cho Po giống như cách bạn Huyền đã làm, hãy vào trang Gặp Link Po để đăng ký gửi câu hỏi hoặc làm co-host trên một tập Làm podcast với Po.

Happy podcasting!

Cám ơn bạn Diệu Huyền từ kênh Huyền Expat đã gửi câu hỏi về. Bạn có thể kết nối với Diệu Huyền tại:
Page: Huyền Expat
Nghe thử kênh podcast trên Spotify: Nghe Huyền Expat

Bình luận

Cùng chủ đề