Show format, bố cục podcast và tần suất ra tập mới

Format, độ dài tập và tần suất ra tập mới không chỉ quyết định được thời gian bạn cần dành cho việc sản xuất podcast mà là đây là những yếu tố quan trọng tạo sự khác biệt giữa podcast của bạn và những podcast khác. Trong ví dụ ở tuần trước, tập về chọn chủ đề cho podcast, thì việc chọn một format show có thể khiến bạn không bị trùng lặp với một kênh với chủ đề y hệt.

Show format

Các show formats trong podcasting

1. Solo-cast hay monologue

Đây có lẽ là cách làm đơn giản nhất khi bắt đầu về mặt sản xuất.
Nếu chỉ có 1 mình thì bạn không phải lo tìm khách mời, có thể chủ động về nội dung, có cảm giác như đang trò chuyện với thính giả của mình.
Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là một dạng show dễ dàng cho người mới vì bạn phải làm quen với việc nói một mình mà tưởng tượng là đang nói chuyện với người khác.

2. One-on-one Interview

Với hình thức Interview này thì bạn có thể đa dạng nội dung do được đóng góp bởi những khách mời khác nhau. Điểm cộng nữa là nếu bạn không phải là chuyên gia về một lĩnh vực nào đó, bạn vẫn có thể sản xuất content mà người nghe của bạn mong muốn nhờ vào chia sẻ từ khách mời.
Đây là một cách làm cho bạn thêm trải nghiệm và học được rất nhiều điều như về cách nói chuyện, kỹ năng phỏng vấn và đặc biệt là cơ hội tiếp cận những người hiểu biết.
Tuy nhiên, rõ ràng nội dung của bạn bị phụ thuộc vào khách mời nên đó lại cũng chính là điểm trừ ở format này. Bạn sẽ phải lên kế hoạch sản xuất thật chu đáo để ra nội dung kịp với lịch phát sóng.
Điểm trừ thứ 2 là vì có 2 người nên khâu sản xuất sẽ phức tạp hơn. Việc set-up để ghi âm cũng phức tạp hơn việc làm solocast, trong trường hợp bạn không thể gặp trực tiếp để thu âm với khách mời, bạn sẽ phải tìm cả những cách để thu âm qua các ứng dụng họp online như Skype, Zoom.

3. Có ít nhất 2 Co-host

Khác với dạng Interview thì ở format này bạn 2 co-host có vai trò giống nhau; khi nghe những podcast kiểu này bạn cảm tưởng đang nghe cuộc chat giữa 2 hosts hơn là dạng hỏi và trả lời.
Đây là một cách làm theo mình là vui nhất khi mới bắt đầu, đặc biệt nếu bạn có một co-host hợp gu và có cùng chí hướng để đi với nhau lâu dài. Cách làm này cũng giúp bạn không bị rơi vào cảm giác chán như ở solocast vì 2 người có thể tung hứng, đùa giỡn và thay phiên nhau nói.
Tuy nhiên cũng giống như ở dạng interview, vì là có hơn 1 người nên việc thu âm và sản xuất cũng có chút phức tạp và cần nhiều thiết bị lẫn khả năng sản xuất tốt để ra được chất lượng âm thanh ổn định.

Khác với dạng Interview thì ở format này bạn 2 co-host có vai trò giống nhau; khi nghe những podcast kiểu này bạn cảm tưởng đang nghe cuộc chat giữa 2 hosts hơn là dạng hỏi và trả lời.
Đây là một cách làm theo mình là vui nhất khi mới bắt đầu, đặc biệt nếu bạn có một co-host hợp gu và có cùng chí hướng để đi với nhau lâu dài. Cách làm này cũng giúp bạn không bị rơi vào cảm giác chán như ở solocast vì 2 người có thể tung hứng, đùa giỡn và thay phiên nhau nói.
Tuy nhiên cũng giống như ở dạng interview, vì là có hơn 1 người nên việc thu âm và sản xuất cũng có chút phức tạp và cần nhiều thiết bị lẫn khả năng sản xuất tốt để ra được chất lượng âm thanh ổn định.

4. Dạng kể chuyện và các loại scripted content

Dạng Fiction content hoặc là theater podcast, nghĩa là bạn có thể nghe podcast như thể đang ở trong một nhà hát để … nghe kịch, nghe hát hay là nghe đọc truyện bởi các diễn viên lồng tiếng vậy. Những truyện trong các podcast này được viết riêng, không phải các audiobook dài mà người đăng chưa biết có bản quyền để làm narator và đọc sách rồi đăng lên miễn phí trên podcast.
Điểm trừ là những show này rất nặng về khâu sản xuất, từ nội dung tới việc thu âm.
Ngoài dạng kể chuyện thì có các hình thức show khác mình để chung là scripted content: các nội dung có sẵn, những nội dung được đọc ra hoặc tổng hợp lại. Những show này có thể là host sẽ đọc bài viết trên các blog, đọc các confession, đọc và tổng hợp tin tức hay sử dụng các voice over để dẫn chuyện và tổng hợp thông tin để dẫn chứng cho một chủ đề nào đó. Hoặc có thể là dạng như radio hồi xưa khi họ đọc thư thính giả và phát nhạc thì nhạc ở đây mình tạm xem là một content có sẵn mà host không phải sản xuất.
Với mình thì đây là một style khá là dynamic, rất là sôi nổi và nhiều bất ngờ tuy nhiên để sản xuất nó thì cũng không hề dễ dàng.

5. Your own style

Và kiểu cuối cùng là …kiểu của bạn.
Bạn có thể chọn mix format trong show, có thể làm solocast rồi thi thoảng có thể thêm interview hoặc tìm một người co-host hoặc làm Q&A để bạn trả lời các câu hỏi. Không có sự giới hạn nào trong sáng tạo và đây lại là show của bạn nữa nên quyết định vẫn là ở bạn.

Tại sao việc quyết định show format lại quan trọng

Ngay khi nhìn qua một số format phổ biến bạn có thể mường tượng được nó sẽ trông ra làm sao và cần phải chuẩn bị những gì. Bạn cũng có chút cảm giác rằng cái nào nó phù hợp với bạn hơn trong lúc này và nhìn ra một số việc phải làm để theo đuổi một format nào đó. Ví dụ như bạn muốn làm dạng Interview thì sẽ phải tìm khách mời và tìm cách mời làm sao để họ đồng ý, cần có những công cụ nào để thu âm nếu không thể gặp trực tiếp khách mời và chủ động ghi âm bằng thiết bị của bạn, tất cả những thứ đó chúng ta sẽ nói sau trong series này.

Bố cục podcast

Bố cục podcast khác với show format như thế nào?

Nếu show format là hình thức của cả show podcast của bạn, thì bố cục podcast là cách bạn điều chỉnh sự chú ý của người nghe trong quá trình nghe một tập podcast. Nói chung thì show format thiên về nội dung còn bố cục là timeline của từng tập podcast.

Những điểm cần cân nhắc về bố cục podcast:

Một câu hỏi khi nghĩ về bố cục podcast để bạn dễ hình dung:

Độ dài tập bao nhiêu là tốt nhất?

Một điều cần quan tâm nữa ở Bố cục đó là Độ dài các segments (phân bổ các thông tin) trong mỗi tập podcast.

Bố cục các tập podcast thường sẽ có Intro, phần chính rồi tới outro. Ngoài ra có thể thêm phần giới thiệu khách mời nếu podcast của bạn dạng Interview và có thể có thời gian nghỉ giữa các phần nếu tập podcast của bạn dài và chứa nhiều thông tin khác nhau. Bạn có thể chọn thêm nhạc, sound effect hay bloopers phân biệt giữa các phần nội dung. Để tìm nhạc thì đã có bài viết Tìm nhạc cho podcast để bạn tham khảo. Độ dài các phần có thể rất tùy thuộc vào bạn và vào từng tập podcast.

Bao lâu thì nên ra tập mới?

Câu hỏi này thì thực sự tùy thuộc vào bạn.

Do chúng ta thường bắt đầu podcast như một side project hay sở thích, nghĩa là không phải ưu tiên hàng đầu trong lịch họat động và thời gian biểu. Do đó, việc sản xuất podcast đòi hỏi bạn phải sắp xếp thời gian. Nên mình chỉ có thể khuyên bạn hãy bắt đầu với một lịch phát sóng đủ thưa để bạn có thể kịp tiến độ rồi tăng dần tần suất phát sóng khi mà bạn đã quen với quy trình sản xuất podcast và việc làm trở thành một thói quen với bạn.

Nhiều người cũng cẩn thận và làm podcast dạng season, để họ có thể đảm bảo đăng podcast đúng lịch, có đủ thời gian để chuẩn bị, mà người nghe của họ biết lịch để chờ đợi.

Nếu bạn có chiến lược tạo tên tuổi với podcast thì mình nghĩ chúng ta có thể liên hệ nó như với Instagram chẳng hạn, nếu bạn đăng càng thường xuyên thì sẽ có nhiều người theo dõi hơn và người theo dõi bạn cũng thụ động tạo thói quen tiêu thụ content của bạn ngược lại nếu bạn đăng bài thưa thớt thì lượt tăng follow, với podcast là lượt nghe sẽ ít đi và có thể sẽ không nhận được sự chú ý như mong đợi.

Mình nghĩ với bất kể lịch phát sóng nào, quan trọng là consistency – sự bền bỉ. Bạn càng bền bỉ bao nhiêu thì hiệu quả càng rõ rệt. Nhớ nói về lịch phát sóng để người nghe có thể tiện theo dõi hơn.

Vậy là kết thúc tuần thứ 2 trong chuỗi bài về 5 bước làm podcast. Chúc bạn có những ý tưởng thật sáng tạo!

Gửi bình luận

Nghe Podcast

Bài liên quan