Những thiết bị thu âm podcast

Những thiết bị cần thiết để thu âm

1. Microphone

Nếu như với video thì bạn cần một thiết bị ghi hình thì với audio như podcast thì mọi thứ đều bắt đầu từ microphone của bạn. Tất nhiên nếu với video bạn có thể bắt đầu đơn giản từ chiếc điện thoại của mình thì với thu âm podcast cũng vậy.
Cá nhân mình thì khuyên bạn nên đầu tư vào mic nếu bạn quyết định đi với podcast lâu dài, chính bạn sẽ cảm thấy sướng hơn rất nhiều nếu có một chiếc mic tốt vừa là giảm thời gian chỉnh sửa hậu kỳ vừa đảm bảo chất lượng âm thanh cho podcast. Mà chắc chắn bạn cũng thích có được âm thanh hay và ổn định ngay từ đầu rồi đúng không?

Nếu bạn chọn đầu tư mua mic thì tùy vào ngân quỹ và nhu cầu của bạn sẽ có những set up lẫn chi phí khác nhau. Nhưng nếu là một người có ngân quỹ trung bình thì mình khuyên nên tìm một loại Condenser microphone có đầu cắm USB (Tham khảo video kèm bài viết: Chọn Condenser hay Dynamic Microphone để xem đính chính thông tin này) để cắm trực tiếp vào máy tính.

Sau khi dạo 1 vòng thị trường ở Việt Nam thì mình thấy có chiếc Audio Technica AT2020 có giá tầm 2,5tr. Loại này thì mình chưa được dùng nhưng phiên bản cũ AT2100 được rất nhiều podcaster ưa chuộng (Bật mí là bạn Vi Anh của UnlockFM đang sử dụng loại mic này)

Chiếc mic của mình đang dùng là Blue Yeti, là condenser mic nghĩa là nó sẽ lấy âm thanh từ rất rộng thay vì trực diện. Mình đã từng vác chiếc mic này theo về Việt Nam một đợt và thấy việc mang đi mang lại hơi cồng kềnh, chưa kể để tìm được một nơi không bị tạp âm để thu thì rất khó, tới nỗi mình đã phải chuyển sang dùng tạm mic của tai nghe để thu âm.

Tất nhiên nếu bạn có một set up hoàn hảo thì đây cũng là chiếc mic có chất lượng âm thanh tốt, mình cũng từng thu âm nhóm với chiếc mic này vì nó có tính năng đó. Nếu bạn đã sở hữu chiếc mic này thì mình chỉ có 1 tip mà đúng hơn là hướng dẫn sử dụng là giữ mic đứng thẳng vì nó thu theo chiều ngang, không phải ở đầu mic vì là set-up nhà sản xuất khuyên.

2. Headphone

Khi bạn thu âm một mình thì với chiếc headphone bạn có thể nghe và điều chỉnh được giọng nói của mình. Còn nếu bạn thu âm remotely thì cũng không thể nào bật loa ngoài để nói chuyện được mà cần có headphone.

3. Một phần mềm thu âm và chỉnh sửa âm thanh

Mình dùng Audacity, một phần mềm hoàn toàn miễn phí và khá dễ sử dụng. Dù UI của nó trông không được hiện đại và thông minh lắm nhưng quan trọng là dễ dùng, họ cũng có một trang wikipedia như một cuốn user guide, ngoài ra cũng có nhiều video trên Youtube hướng dẫn cùng Audacity.
Đây là một phần mềm mà cả những Podcast editor chuyên nghiệp cũng sử dụng. Vì mình dùng Mac nên là trên đó cũng có phần mềm Garage Band để chỉnh sửa âm thanh nhưng mình nhớ hồi mới đầu với podcast mình có dùng thử cả Audacity và Garage Band, sau khi thử thì mình quyết định dùng Audacity từ đó tới giờ.

Thu âm 1+ người/host như thế nào? Cách thu âm hơn một người

  1. Thu cùng một chỗ
    Với việc thu âm này thì chúng ta sẽ cần nhiều thiết bị hơn là so với một người.
    Nếu bạn có nhiều mic và chỉ có một chiếc máy tính thì bạn cần bộ mixer hoặc sound card âm thanh, tùy thuộc lượng mic bạn có mà cần một bộ điều khiển ở giữa trước khi tới máy tính làm sao đáp ứng đủ số lượng mic.
    Ngoài ra khi thu âm nhiều người chúng ta cũng cần phải chú ý độ to nhỏ trong volume của những người tham gia. Việc set up và giao tiếp trong quá trình thu âm cũng là những điểm đáng chú ý. Ví dụ như nếu có khách mời nào đã nói nhỏ còn ngồi xa mic quá nhưng trong quá trình thu âm bạn không nhận ra thì tới khi chỉnh sửa cũng cần phải có chút kỹ thuật còn tệ hơn nữa nếu không sửa được thì file audio cuối cùng nghe cũng không được tốt. Hoặc ví dụ là khi một người ghi âm thì những người còn lại nên ngồi xa khỏi mic để không bị bắt tiếng thở hay tạp âm khác.
  2. Remotely recording
    Đây là trường hợp rắc rối hơn một chút nhưng lại là hoàn cảnh phổ biến nhất của các podcaster, đặc biệt với thời điểm covid này. Nhưng mình thì luôn thích nhìn mọi việc theo hướng tích cực nên mình nghĩ cũng nhờ có covid mà chúng ta có thêm nhiều ứng dụng, phần mềm được tung ra để phục vụ nhu cầu kết nối từ xa, chưa kể một số dịch vụ đình đám như Zencast đã nâng số lượng người thu và thời gian thu lên Unlimited với gói miễn phí.
    Phần này mình cũng chia sẻ trong buổi nói chuyện với Du và Học rất kỹ rồi nên mọi người nhớ đón nghe để biết thông tin chi tiết nhé!

Một vài lời khuyên để có chất lượng thu âm tốt

  1. Tạo một không gian phù hợp cho việc ghi âm
    • Clap hands – Vỗ tay: để xem độ vang của phòng. Nếu bạn dùng một mic dạng condenser mic như con Blue Yeti mình đang dùng thì việc tạo một ‘dead space’ rất quan trọng vì không nó sẽ dễ ‘pick up noise in the background’ – lấy tất cả âm thanh xung quanh khu vực thu âm.
    • Có thể chọn phòng nhỏ nhất hoặc phòng ngủ, dùng 1 cái tủ quần áo rộng có thể set up được. Không thì bạn có thể bỏ thêm 1 số vật dụng xung quanh để chống vang, tạo cảm giác thu trong studio bằng việc dùng thêm thảm trải sàn, dùng miếng mút hay có tấm chắn tạo bằng mút xung quanh mic.
  2. Test mic
    • Thử đọc script và thu vài lần xem vị trí mic đặt như thế nào, set up volume sao cho vừa ý bạn nhất.
    • Nên có wind-shield, hay pop-filter, không thì bạn cần để nó hơi xa một chút, để tránh sẽ tạo tiếng bộp vào mic, sau này hậu kỳ sẽ lâu hơn mà người nghe cũng không thoải mái khi nghe show bạn bằng headphone
  3. Ghi âm
    • Luôn kiểm tra trên phần mềm thu âm xem bạn có đang nói vào mic với âm lượng quá to hay quá nhỏ không?
    • Nhớ bấm ghi âm và nhắc khách mời bấm ghi âm (nếu có) hoặc bật mic của họ lên, hoặc chọn đúng đầu vào âm thanh trên máy tính của họ (sound input)
    • Chọn vị trí và yêu cầu khách mời chọn địa điểm có đường truyền ổn định trong trường hợp remote recording.

Happy Podcasting!

Gửi bình luận

Nghe Podcast

Bài liên quan