Hai câu hỏi trong số Q&A:
- Tính năng Follow, Subscribe, Review, Rating của các nền tảng nghe podcast;
- Làm sao để biết chính xác thông tin về người nghe?
Làm gì với tính năng theo dõi và bình luận của các nền tảng
Việc đặt tên tính năng theo dõi cho người nghe podcast khá khác nhau giữa những nền tảng, vì lẽ đó, trong câu hỏi này, bạn Huyền có thắc mắc vì sao không thấy nút Follow trên Apple Podcasts.
Hiện tại, hai trang nghe podcast phổ biến nhất là Spotify và Apple Podcasts đều có rating, Apple podcasts còn cho phép người nghe viết review. Việc có rating và review sẽ giúp kênh podcast được đẩy ranking trên các bảng xếp hạng podcast, đồng thời được trả về kết quả nhiều hơn nếu trùng khớp với tìm kiếm của người xem. Vì thế, nên lồng ghép kêu gọi người nghe rating và review cho kênh của mình trong phần CTA ở mỗi tập podcast.
Làm sao để biết chính xác thông tin về người nghe?
Cụ thể câu hỏi của bạn gửi về là biết người nghe yêu thích nội dung của mình hay không? họ muốn nghe những đề tài nào? Đây là những thắc mắc của podcaster mà các kết quả số liệu người nghe: vị trí địa lý, độ tuổi và thiết bị không trả lời được. Vậy làm sao để trả lời được những câu hỏi này?
Sử dụng thêm những nền tảng khác để theo dõi tương tác và hiệu ứng từ người xem.
Nếu podcast là sản phẩm nội dung số quan trọng nhất với bạn và có đời sống dài lâu, hãy tận dụng cả những nền tảng khác mà ở đó vòng đời của những nội dung rất ngắn để kiểm định. Ở đây mình sẽ giới thiệu mô hình chiến lược nội dung để bạn áp dụng trong quá trình phát triển nhiều nền tảng nhằm quảng bá cho podcast và thương hiệu cá nhân của mình:
Gary Vee Content Pyramid
Từ một nội dung dạng dài (long form) cụ thể ở đây là một số podcast, bạn có thể chia thành nhiều nội dung nhỏ và chuyển thành các định dạng khác như:
- Video: 30s và 60s. Gợi ý: Sử dụng video transcript nếu không quay video podcast.
- Bài viết: Show-notes, blog, curated content. (định lượng khoảng 1000 chữ trở lên)
- Bài viết ngắn: dưới 500 chữ
- Hình ảnh: memes, quote photo.
Từ đó bạn có thể phân phối những nội dung này bằng cách chọn nền tảng phù hợp như Facebook, Instagram, Linkedin, Newsletter, etc…
Đây là quá trình tái định vị nội dung – repurposing content. Bạn hẳn đã thấy cách làm này ở nhiều nơi, và lí do khiến nhiều người sử dụng nó vì nó hiệu quả và tiết kiệm thời gian sáng tạo nội dung. Bạn không cần liên tục sáng tạo nội dung mới mà từ một chủ đề có thể biến nó thành các cách truyền tải khác nhau đáp ứng nhiều nền tảng.
Ngoài ra, trong quá trình làm podcast, hãy thử bắt đầu ghi lại công việc của bạn bằng các câu chuyện hậu trường, các đoạn thu lỗi (bloopers), chụp hình lại bản thân khi bắt đầu thu số podcast. Đây là những nội dung gần gũi, dễ dàng thu hút và lấy được sự đồng cảm. Và hơn hết, đây là nguồn nội dung rất tốt cho IG stories, FB stories, Tiktok, Youtube Shorts, và thậm chí, nội dung độc quyền dành cho người nghe trả phí!
Nếu bạn còn những ý tưởng khác hay góp ý về cách quảng bá kênh, hãy cho Po biết trong phần bình luận dưới đây!
Happy Podcasting!
Cám ơn bạn Diệu Huyền của kênh Huyền Expat đã gửi câu hỏi tới Làm podcast.
Podcast Huyen Expat là một dự án truyền cảm hứng được host bởi Huyền Trần, Thạc sỹ Truyền thông & Phát triển tại Mỹ, đồng tác giả và chủ biên sách “Gần như là nhà”. Huyền có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và giáo dục ở Mỹ. Mùa hè năm 2021, Huyền trở về Việt Nam sau 11 năm sống ở nước ngoài. Huyền làm podcast để chia sẻ góc nhìn đa chiều thú vị về văn hoá Việt – Mỹ, câu chuyện lội ngược dòng, triết lý sống và phát triển bản thân.
Tìm hiểu thêm về kênh Huyền Expat tại: Link Spotify Google Podcasts