Nên chọn microphone nào để thu Podcast? [VIDEO]

Bài đăng này đi kèm với video trên Youtube để so sánh kết quả thu từ 2 chiếc mic Blue Yetit: đại diện cho Condenser Mic và Podmic: đại diện cho Dynamic Mic. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc mic phù hợp để làm podcast thì chắc hẳn bạn cũng sẽ phải đứng trước lựa chọn này bên cạnh những yêu cầu về giá tiền, hình thức và khả năng di động để mang đi mang lại.

Nên chọn mua một chiếc microphone dạng Condenser, loại có thể cắm trực tiếp vào máy tính qua cổng USB hay mua một chiếc loại Dynamic?

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc mic phù hợp để làm podcast thì chắc hẳn bạn cũng sẽ phải đứng trước lựa chọn này bên cạnh những yêu cầu về giá tiền, hình thức và khả năng di động để mang đi mang lại.

Bài đăng này đi kèm với video trên Youtube để so sánh kết quả thu từ 2 chiếc mic Blue Yetit: đại diện cho Condenser Mic và Podmic: đại diện cho Dynamic Mic.

Tìm hiểu thêm các thiết bị thu âm ở tập podcast: Bước 4: Những thiết bị thu âm podcast

So sánh 2 chiếc microphone Blue Yeti và Rode Podmic

Chiếc Blue Yeti đình đám được nhiều người sử dụng và thậm chí xuất hiện khá nhiều trên hình của các podcaster. Điểm cộng của nó là tích hợp nhiều tính năng, khá nịnh giọng và có thể thu cả một nhóm. Nhưng điểm trừ là nó quá nhạy, nên nó có thể nhặt hết những tiếng ồn ở không gian thu âm của bạn.

Blue Yeti Microphone đầu cắm USB được sử dụng nhiều để thu Podcast và Youtube
Chiếc mic này đi kèm chân đế khá nặng, nếu cộng gộp thì là khoảng 1,3kg

Chiếc mic thứ hai là Podmic của Rode. Đây là sản phẩm được ra mắt mới nhất của nhà Rode dành cho podcaster. Được quảng cáo là có tích hợp cả chống rung và chống tiếng nổ. Điểm cộng là nó cho âm thanh khá giống với thu trong phòng thu (dĩ nhiên nếu không phải thu trong phòng thu thì chất lượng sẽ không hoàn toàn giống được). Vì là dynamic nên nó nhặt chủ yếu là âm thanh gần nhất, nên nó có thể tránh được kha khá những tiếng ồn xung quang. Điểm trừ là nó không có sự linh động khi cần đi qua một thiết bị trung gian để kết nối với máy tính.

Rode Podmic - microphone chuyên dụng thu Podcast
Podmic khá nặng nên cần một chân đế hay boom arm đủ khỏe để giữ

Với các file mp3 dưới đây, mình thu bằng phần mềm Audacity với âm lượng thu vào như nhau. Về set-up, mình để Gain mức 100% trên Audio Interface (Behringer UMC22) cho chiếc Podmic và 50% của Blue Yeti. Để tạo tiếng ồn mình bật quạt cây cách mic khoảng 50cm.

Youtube video

Trong Video bạn có thể thấy sự khác nhau của sóng âm dẫn tới âm lượng khác nhau giữa các file thu âm. Ngoài ra mình cũng review so sánh 2 chiếc mic.

***Đây là chiếc video đầu tiên mình edit với Adobe Premiere Pro, thời gian có hạn nên mọi người bỏ qua chất lượng video nha!

Các file thu thử để so sánh:

KHÔNG background noise:

RODE Podmic

Podmic (gain 100%)

Blue Yeti

Blue Yeti (gain 50%)

RODE Podmic với dây cắm XLR – USB (không qua Audio Interface)

XLR to USB

CÓ background noise:

RODE Podmic

Podmic (with BG noise)

Blue Yeti

Blue Yeti (with BG noise)

Hy vọng tập so sánh và video này đã hỗ trợ cho bạn trong việc quyết định đầu tư chiếc microphone nào để sản xuất podcast. Đường link sản phẩm từ nhà sản xuất đã được liệt kê dưới phần mô tả của video.

Happy podcasting!

Gửi bình luận

Podcast episodes

Bài viết cùng chủ đề